Người ta thường nói, có câu nói: “Chỉ cần hết bệnh thì tốn bao nhiêu tiền cũng được”. Nhân loại bất kể là người nông dân chân lấm tay bùn hay các bậc đế vương, tổng thống, không ai không mắc bệnh. Sinh lão bệnh tử, đó là quy luật tất yếu của đời người. Nói về phòng và trị bệnh hiện nay, trên thế giới có hai phương pháp chủ đạo: Tây y và Đông y. Mục đích lớn nhất của cả Đông y và Tây y đều là chăm sóc sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật cho con người. Vậy có thể kết hợp hai phương pháp này trong khám chữa bệnh hay không? Bài viết dưới đây được tổng hợp từ phòng điều trị Bà Tư Châu nhằm giải đáp thắc mắc trên, bạn cùng theo dõi nhé!
>> Xem thêm: Đông y: Đặc trưng chữa bệnh từ nền y học cổ xưa
Tây y
Tây y hiện là phương pháp chữa bệnh chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này ít chú ý đến phương diện tu dưỡng đạo đức của người bệnh. Ngoài ra, Tây y thường điều trị một hệ bộ phận riêng rẽ mà ít chú trọng đến toàn thể, và điều trị thẳng vào bề mặt, “đau đâu đánh đấy”. Lấy ví dụ, sốt thì dùng thuốc hạ nhiệt, nhiễm trùng thì dùng thuốc kháng sinh, u bướu thì dùng phẫu thuật…Tây y có thể trị được nhiều bệnh, tuy nhiên họ nói trị bệnh phải trị sớm, bệnh nặng quá cũng không thể trị khỏi, đôi khi giúp kéo dài thời gian sống, hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Đông y
Thay vì dùng phương pháp phân tích và trị liệu như Tây y, Đông y xem xét cơ thể người một cách toàn diện. Vận dụng những học thuyết như kinh lạc, Tý Ngọ lưu chú đồ, Âm Dương Ngũ Hành,… với một hệ thống khái niệm toàn diện và hữu cơ, các thầy thuốc Đông Y nhấn mạnh vào sự hài hòa bên trong cơ thể người và sự hòa hợp giữa con người với tự nhiên (Thiên Nhân Hợp Nhất).
Đông y là một hệ thống y học tiến bộ rất gần với Đạo giáo, tập trung nhiều vào việc phòng ngừa và duy trì sức khỏe, điều này rất khác với Tây y khi tập trung nhiều vào chữa trị sau khi đã mắc bệnh. Đông y nhằm vào duy trì và tối ưu hóa sức khỏe, là một dạng y học dự phòng”.
Tấn công trực tiếp vào bệnh chỉ được Y học cổ truyền xem là biện pháp cuối cùng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh” mới là chiến lược sáng suốt. Ngoài ra điều trị Đông y gồm có phương pháp châm cứu, các thuốc uống hoặc dùng ngoài da và cả xoa bóp. Các phương thuốc trong Đông Y cũng đều là những nguyên liệu có nguồn gốc từ vạn vật thiên nhiên có thể là bông hoa, lá, hay thậm chí là thân cây, toàn bộ đều là những thảo dược lành tính. Các bài thuốc được trải qua quy trình chọn lọc trong những năm dài bắt buộc mang về hiệu quả rất cao. Theo Đông y, rượu thuốc cũng giúp tăng cường sức khỏe, bổ thận – tráng dương, kiện gân cốt, chữa đau nhức xương khớp, cải thiện tình trạng đau cổ vai gáy,…. Vì vậy mà rất nhiều người tự ý ngâm rượu thuốc tại nhà, nếu không biết ngâm đúng cách sẽ rất dễ biến thành rượu độc gây hại cho sức khỏe.
Theo một số quan điểm thức ăn uống và màu sắc hợp mệnh của blogger Kỳ Dương, các loại thảo dược trong rượu thuốc Bà Tư Châu với thành phần được chiết xuất từ thảo dược quý của Việt Nam, bao gồm các vị thuốc như ngưu tất, xuyên khung, hồng hoa… có tác dụng trị dứt điểm chứng đau thần kinh tọa và nhức mỏi thường thấy ở người lớn tuổi. Ngoài ra, rượu còn giúp tăng cường sinh lý, mang lại sức khỏe dẻo dai.
Cần linh động kết hợp Đông và Tây y trong khám chữa bệnh
Đông Tây y kết hợp trong điều trị hiện nay đã trở thành xu hướng tất yếu không chỉ có ở châu Á mà nó còn phổ biến hơn ở các nước Âu, Mỹ. Tuy nhiên, không phải cứ tất yếu là ta sẽ áp dụng một cách đại trà mà nó phải có sự chọn lọc. Như tôi có nói ở phần trên, cái gì tốt chúng sẽ giữ và phát huy, còn những gì chưa tốt, nhược điểm phải loại bỏ để đưa ra phác đồ khám chữa bệnh hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, các bác sĩ Tây và Đông y phải linh động trong sự kết hợp. Thông thường chúng ta sẽ tiến hành kết hợp việc điều trị Đông y và Tây y như sau:
- Thực hiện khám, chẩn đoán chủ yếu bằng Y học cổ truyền nhưng sẽ kết hợp với xét nghiệm cận lâm sàng của y học hiện đại. Đây là cách mà Trung tâm đang thực hiện để nâng cao hiệu quả chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.
- Áp dụng cách chẩn đoán của cả Đông Tây y, hình thức này sẽ tùy vào mức độ cũng như giai đoạn bệnh. Với phác đồ điều trị cá nhân hóa người bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng mỗi bệnh nhân mà đưa ra phương pháp điều trị mình Đông, Tây y hoặc kết hợp cả hai.
- Điều trị căn nguyên bệnh bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc hoặc các biện pháp không dùng thuốc của Đông y như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp…
- Hoặc chúng ta điều trị căn nguyên gây bệnh bằng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nếu kèm theo bệnh lý cấp tính, diễn biến phức tạp…
Kết luận lại rằng, mỗi một nền y học sẽ có những thế mạnh nhưng cũng có những hạn chế riêng trong khám chữa. Thiết nghĩ chúng ta cần tôn trọng và chấp nhận những điểm mạnh, hạn chế của nhau. Phát huy và kết hợp điểm mạnh một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.