Theo The Moscow ngày 211/9, các tập đoàn dầu mỏ của Nga đang sống trong “thời kỳ sung túc” nhất từ trước tới nay, khi cùng một lúc tận hưởng niềm vui của cả hai yếu tố quyết định doanh lợi là sản lượng và giá cả.
Doanh lợi từ dầu thô của Nga đạt mức cao nhất mọi thời đại
Mức doanh lợi của các tập đoàn dầu mỏ của Nga trong tháng 9/2018 – dù chưa hết tháng – đã đạt mức cao nhất mọi thời đại – điều mà không ai có thể nghĩ tới kể từ tháng 6/2014, khi mà doanh lợi từ dầu thô trở thành nỗi ám ảnh với nước Nga.
Doanh lợi của ngành công nghiệp dầu mỏ Nga đạt mức cao nhất mọi thời đại nhờ sản lượng cao kỷ lục và nhờ phần lớn thương mại dầu mỏ Nga chuyển sang giao dịch bằng rúp, trong khi đồng rúp yếu nên lợi nhuận được khuếch đại tới mức tối đa.
Theo Moscow Times, sản lượng khai thác dầu thô của Nga đã vượt qua mốc kỷ lục 11,41 triệu thùng/ngày của thời Liên Xô cũ được xác lập vào năm 1988 và vượt xa mức 10,71 triệu thùng/ngày của năm 2015 – mức kỷ lục đầu tiên thời hậu Xô Viết.
Năm 1991, trong những ngày cuối cùng của Liên bang Xô Viết, sản lượng dầu mỏ của Nga đã giảm 19% so với năm 1988 xuống 9,24 triệu thùng/ngày. Đây được cho là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần vào sự sụp đổ của Liên Xô.
Năm 1996, sau khi Tổng thống Boris Yeltsin tái đắc cử nhiệm kỳ 2, hoạt động sản xuất dầu mỏ của Nga xuống tới mức thảm hại sau khi trải qua ba năm đình đốn liên tiếp, do tình trạng thiếu đầu tư và nhu cầu dầu thô tăng chậm.
Khi Tổng thống Putin lên nắm quyền đã xốc lại ngành công nghiệp dầu mỏ và dần đưa ngành công nghiệp quan trọng này trở thành xương sống của nền kinh tế, khi nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô có lúc đóng góp tới gần 2/3 ngân sách liên bang.
Chỉ đến năm 2008, sản lượng dầucủa Nga mới giảm khoảng 1%, xuống 9,8 triệu thùng/ngày, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu tác động tiêu cực đến giá của thứ “vàng đen”.
Tuy nhiên đến năm 2009, sản lượng dầu mỏ của Nga lần đầu tiên vượt trên 10 triệu thùng dầu/ngày kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Đến năm 2010, Nga thì vượt qua Ả-rập Saudi, trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới.
Đến năm 2014 thì giá dầu giảm liên tục và giảm sâu, trong khi Nga lại bị Mỹ-phương Tây cấm vận sau “sự kiện Crimea” khiến cho nước Nga rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế – tài chính tệ hại nhất thời hậu Xô Viết.
Khi những toan tính của Tổng thống Putin trong năm 2014 và 2015 không thành thì tháng 1/2016 giá dầu chạm đáy. Đồng rúp mất giá mà thương mại dầu mỏ của Nga vẫn giao dịch bằng USD, khiến doanh lợi từ dầu thô trở thành ám ảnh với nước Nga.
Tuy nhiên, từ tháng 4/2016, sau Tổng thống Putin đi những nước cờ mang tính đột phá, sử dụng những quân cờ đặc biệt thì tình hình kinh tế của nước Nga bắt đầu sáng dần lên khi những quân cờ di động.
Khi những nước cờ của Tổng thống Putin phát huy tác hiệu đã giúp nước Nga vượt cấm vận trong khi không thể thoát cấm vận thì Mỹ và phương Tây lại liên tục gia tăng các biện pháp trừng phạt và thực hiện luật hoá trừng phạt Nga.
Trước thực tế nguy hại đó, Tổng thống Putin đã xác định phương châm hành động là ứng phó thay vì đối phó với trừng phạt. Nhà lãnh đạo Nga đã chọn phát huy nội lực, trong đó không những tạo thành quả mà còn phải giữ gìn thành quả đạt được.
Và để đạt được điều đó, người đứng đầu Điện Kremlin chọn nâng tầm cho đồng rúp, mà quan trọng nhất là sử dụng đồng rúp trong giao dịch thương mại dầu mỏ và xây dựng cơ chế tài chính độc lập với đồng USD.
Cùng với đó, Nga còn kết hợp với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ, xây dựng cơ chế trong-ngoài OPEC để điều tiết thị trường dầu mỏ trên cả hai yếu tố là sản lượng và giá cả, chính thức gạt giới tài phiệt Mỹ ra khỏi cơ chế điều tiết giá dầu.
Từ những nước đi đó, ngành công nghiệp dầu mỏ – dù đã giảm vai trò khi chính phủ Nga thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế – đã đạt được những hiệu quả tích cực và đến tháng 9/2018 thì doanh lợi từ dầu thô của Nga đã đạt mức cao nhất mọi thời đại.
Putin hoá giải trừng phạt Mỹ liên quan tới “vụ Skripal” hay “phi vụ S-400” ngay khi nó chưa phát tác hiệu?
Trước đó, theo báo cáo tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu của 5 nhà sản xuất dầu thô hàng đầu của Nga đã tăng 32%, từ 7,5 nghìn tỷ RUB – tương đương 109,8 tỷ USD – lên 9,9 nghìn tỷ RUB – tương đương 145 tỷ USD.
Tuy nhiên, tổng lợi nhuận ròng thì tăng gấp đôi, từ 625 tỷ RUB – tương đương 9 tỷ USD – lên 1,25 nghìn tỷ RUB – tương đương 18 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu = 12,6% – một con số nhiều người mơ ước.
Trong khi các doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu dầu thô của Nga “ăn nên làm ra” thì các đối thủ Âu-Mỹ lại gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có tác động trái chiều từ các biện pháp trừng phạt Nga, khiến cho lợi nhuận tăng trưởng thấp, theo Reuters.
Vì vậy, dù cổ phiếu của Rosneft PJSC, nhà sản xuất dầu lớn nhất của Nga, giao dịch chỉ bằng 7/11 của Royal Dutch Shell Plc, bằng 7/12 của BP Plc và bằng 7/15 của Exxon Mobil Corp, song tình hình tài chính của Rosneft vẫn khả quan hơn đối thủ.