Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill năm 1939 từng nói: “Nước Nga là một câu đố được gói trong một hộp quà bí ẩn và bao bọc bởi lớp vỏ thần bí”. Câu nói này đến nay với nhiều người vẫn là một chân lý.
Để giúp người đọc khám phá thêm về nước Nga, Nga – Việt đã liệt kê những điều thú vị về nước Nga mà có thể nhiều người chưa biết.
Bia không phải đồ uống có cồn ở Nga mãi đến năm 2011
Năm 2011, Tổng thống Nga khi đó là ông Dmitry Medvedev chính thức ký thành luật coi bia là đồ uống có cồn. Kể từ đó, Nga bắt đầu giới hạn những nơi được phép bán loại đồ uống này.
Không có từ nào diễn tả “vui vẻ” trong tiếng Nga
Trong tiếng Nga có từ “веселье” có nghĩa là “sung sướng” hay “hớn hở” và thể động từ của nó là “веселиться”. Một sự khác biệt hoàn toàn giữa từ “веселье” của Nga và từ “fun” trong tiếng Anh đó là không thể dùng từ này trong môi trường công sở.
McShrimp chỉ có ở Nga
McDonald’s hiện có 35.000 cửa hàng trên toàn thế giới, lớn hơn cả tổng số các cửa hàng của Burger King, Wendy, Tace Bell và Arby gộp lại. McDonald phục vụ khoảng 70 triệu lượt khách mỗi ngày ở hơn 120 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, nếu người ta có thể dễ dàng tìm mua bánh mỳ kẹp thịt ở bất cứ đâu ở Mỹ, thì họ lại chỉ tìm mua được bánh mỳ kẹp tôm (McShrimp) ở Nga, giống như chỉ mua được McNoodles ở Úc. Tại Nga, McDonald chỉ bán bánh mỳ kẹp tôm.
Ngồi yên lặng trước khi bắt đầu hành trình
Trước khi bắt đầu một hành trình, người Nga thường nói “hãy ngồi yên cho chuyến đi”. Họ sẽ ngồi yên lặng vài giây và cầu nguyện nhanh chóng cho một chuyến đi bình an.
Đừng thổi sáo trong nhà
Người Nga quan niệm, nếu thổi sáo trong nhà, tất cả tiền bạc sẽ bay qua cửa.
Năm mới phổ biến hơn Giáng sinh
Hầu hết người Nga theo Công giáo, nhưng thực tế, tại Nga mọi người tặng quà nhau vào đêm Giao thừa và sang Năm mới hơn là trong dịp Giáng sinh.
Người Nga tổ chức Giáng sinh vào ngày 7/1 hàng năm, do đó Tết năm mới của Nga sớm hơn Giáng sinh.
Nga có 2 Tết năm mới
Ngoài dịp ăn mừng năm mới theo lịch Julian vào ngày 13-14/1 hay còn gọi là “Ngày năm mới cũ” thì Nga cũng tổ chức năm mới theo lịch như các nước phương Tây vào ngày 1/1. Nếu Tết 1/1 là dịp để bạn bè tổ chức các bữa tiệc thì “Ngày năm mới cũ” là dịp cho sum vầy gia đình và các sự kiện văn hóa.
Quay trở về nhà ngay sau khi rời đi là điềm gở
Người Nga thường phải đi một đoạn đường dài rồi mới quay trở lại nhà trong trường hợp quên đồ, hoặc phải nhờ người thân mang đồ ra ngoài giùm. Bởi người Nga quan niệm quay trở về nhà ngay sau khi rời đi là điềm gở.
Cứ 1.159 nữ mới có 1.000 nam
Tình trạng mất cân bằng giới tính ở Nga là vấn đề rất đáng quan tâm. Ở các vùng đô thị của Nga, tình trạng này thậm chí nghiêm trọng hơn, cứ 1.183 nữ mới có 1.000 nam.
Khoảng 75% lãnh thổ Nga nằm ở châu Á
Nói cách khác, 22% dân số Nga đang sống ở châu Á. Dân số Nga tập trung ở phía Tây nước này. Do đặc trưng diện tích rộng lớn, lãnh thổ Nga nằm rải rác trên nhiều múi giờ. Trước kia Nga từng có 11 múi giờ, nhưng kể từ năm 2010, Nga quyết định giảm còn 9 múi giờ để tiện cho mọi hoạt động. Dù vậy, Nga vẫn là nước có nhiều múi giờ nhất thế giới.
Nga chiếm 20% diện tích rừng toàn cầu
Ngoài ra, Nga cũng có hồ Baikal – hồ sâu nhất thế giới.
Treo thảm lên tường
Người Nga thường treo thảm trên tường. Thói quen này bắt nguồn từ quá khứ khi tường nhà ở đây được làm rất mỏng, việc treo thảm lên tường nhằm ngăn tiếng động từ nhà hàng xóm, hay nhằm cách âm.
Moscow có một hệ thống tàu điện ngầm long lanh
Hệ thống tàu điện ngầm ở Nga ra đời từ những năm 1930 một phần để sử dụng như hầm trú trong thời kỳ chiến tranh. Ga tàu điện ngầm Park Pobedy nổi tiếng với độ sâu 84m và có chiều dài gấp 1,7 lần chiều dài bể bơi của Thế vận hội Olympic. Đây là ga tàu sâu thứ 4 thế giới.
Nước Nga cũng nổ tiếng với kỷ lục số người đi tàu điện ngầm nhiều nhất thế giới. Ước tính mỗi ngày có khoảng 9 triệu người sử dụng dịch vụ tàu điện ngầm tại Nga, nhiều hơn cả số người ở London và New York cộng lại.
Minh Phương
Tổng hợp